NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI DU LỊCH TẠI NHẬT BẢN

Nếu bạn là người yêu thích du lịch, có mong muốn xuất khẩu lao động, du học hay đơn giản chỉ là yêu thích văn hóa Nhật Bản. Bạn muốn tìm hiểu về những nét đặc trưng trong nền văn hóa Nhật. Hãy xem ngay bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin…

Nếu bạn là người yêu thích du lịch, có mong muốn xuất khẩu lao động, du học hay đơn giản chỉ là yêu thích văn hóa Nhật Bản. Bạn muốn tìm hiểu về những nét đặc trưng trong nền văn hóa Nhật. Hãy xem ngay bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin hữu ích về văn hóa tại “Đất nước Mặt trời mọc” nhé. 

1. Lưu ý khi tham gia giao thông

  • Người đi bộ đi bên phải đường, còn xe ô tô và xe đạp đi bên trái đường.
  • Giữa xe ô tô và người đi bộ, người đi bộ được ưu tiên nhường đường.
  • Bạn phải tuân theo tất cả các tín hiệu giao thông và các bảng hiệu đường bộ.
  • Sử dụng xi nhan nếu muốn thay đổi làn đường
  • Tàu điện ngầm tại Nhật Bản cực kỳ đúng giờ theo giờ đã công bố. Trong trường hợp tàu đến muộn, hành khách sẽ được phát vé đi muộn để tiện chứng minh nếu cần. 
  • Ở bất kỳ ga tàu nào của Nhật Bản đều có lối đi riêng dành cho người tàn tật. Tất cả các con đường ở ga tàu đều có vệt sơn màu vàng, ký hiệu nổi giúp người khiếm thị phân biệt được đâu là đường dành cho mình.

  • Khi tàu đến, người xuống tàu sẽ xuống trước, người lên tàu sẽ xếp hàng và dãn rộng quanh cửa chờ mọi người xuống hết thì mới được lên tàu theo trật tự xếp hàng.

  • Bạn phải tuân theo các chỉ dẫn của cảnh sát giao thông.
  • Văn hóa đi thang cuốn tại Nhật Bản
  • Ở Nhật Bản, thang cuốn được chia thành 2 bên, một bên được đứng yên, một bên di chuyển lên/xuống như thang bộ bình thường. Các bạn chú ý không nên đứng dàn ngang cả hai hàng trên thang cuốn và không nên tụ tập ở hai đầu thang cuốn gây tắc nghẽn lối lên/xuống của người khác. Và đừng quên xếp hàng khi đi thang cuốn nhé!

2. Lưu ý khi ăn uống

  • Không có một quy tắc cụ thể nào về việc dùng đũa trong ăn uống tại Nhật Bản. Nhưng với những nét đặc trưng truyền thống, có mốt số điều cần lưu ý như sau. Điều đầu tiên đó là không bao giờ được phép dựng đũa thẳng lên trên bát cơm, đồ ăn vì nó gợi nhớ người ta về đám tang. Nếu bạn muốn đặt đũa xuống thì nên để nó bên cạnh đĩa. Tránh gắp chuyền thức ăn bằng đũa cho người khác, vì đây là một điều cấm kỵ ở Nhật Bản. Khi ăn chung món hãy gắp thức ăn lên đĩa của bạn trước khi ăn chúng. Và đừng gõ đũa vì như vậy là vô cùng bất lịch sự.
  • Ở Nhật Bản, mọi người sẽ không ăn uống khi đang đi lại. Các cửa hàng bán đồ ăn nhanh thường sẽ có quầy để khách hàng đứng ăn ngay tại đó. Ngoài ra đồ uống mua từ các máy bán nước tự động sẽ được người mua uống hết ngay lập tức. Tương tự, ăn uống trên các phương tiện công cộng cũng bị cho là ý thức kém. Tuy nhiên, nếu đi trên tàu đường dài thì sẽ được chấp nhận.

  • Nếu trong bữa ăn của gia đình người Việt có “thủ tục” mời ăn để bày tỏ sự hiếu kính với người trên thì bữa ăn của người Nhật cũng có những quy tắc tương tự. Trước khi ăn người Nhật sẽ nói “itadakimasu”, có nghĩa là “xin mời”, đây là một lời mời lịch sự, cũng là một cách để bày tỏ lời cảm ơn đối với người chuẩn bị bữa ăn. Khi ăn xong, người Nhật sẽ nói “gochiso sama desh*ta” có nghĩa là “cám ơn vì bữa ăn ngon” như để cảm ơn một lần nữa. Trong nền văn hóa Nhật Bản, mời ăn đối với mọi người mang nhiều ý nghĩa. Không chỉ để bày tỏ sự lịch sự mà còn mang hàm nghĩa bày tỏ sự biết ơn đối với đồ ăn và người chuẩn bị đồ ăn rằng: “Tôi sẽ ăn thật ngon nhé”. Vậy nên, đừng quên nhé.

  • Không đổ nước sốt đậu nành lên cơm trắng. 
  • Nói “Kanpai” trước khi uống. Có một luật bất thành văn là trước khi uống bạn phải Kanpai dù là đi uống nhóm nhỏ hay lớn. Nếu không nói sẽ họ sẽ nghĩ bạn giống như một kẻ ích kỷ, khó gần gũi và không tuân theo kỷ luật.
  • Không tự rót đồ uống cho mình vì sẽ bị coi là khiếm nhã. Hãy rót cho những người khác và đối phương sẽ làm lại điều tương tự.
  • Không dùng tay để hứng đồ ăn, hay dũng đũa thay thế.
  • Đừng úp ngược nắp bát tô, vì sẽ khiến người khác nghĩ bạn đã ăn xong rồi. 
  • Bỏ các loại vỏ sò, vỏ hải sản vào chính bát đựng món đó sau khi ăn xong. 
  • Không giơ đồ ăn cao lên quá miệng. 
  • Không trộn đều wasabi với xì dầu. Bạn cần cho một chút wasabi lên miếng sashimi rồi mới chấm xì dầu. 

3. Một số lưu ý khác

 

  • Mọi người sẽ dùng cả 2 tay khi nhận đồ và gửi đồ, ngay cả với những vật nho nhỏ như danh thiếp.
  • Không đi giày trong nhà, hãy cởi giày dép ngay sau khi vào cửa và quay mũi giày ra ngoài. Còn một quy tắc quan trong khác đó là, khi vào phòng vệ sinh, bạn cần phải cởi dép đi trong nhà và xỏ vào đôi dép chuyên dùng cho nhà vệ sinh. Và nhớ đổi lại chúng khi ra khỏi phòng vệ sinh nhé.

  • Xếp hàng ở những nơi cần chờ đợi được coi như luật “bất thành văn”.
  • Không vào bồn tắm trước khi tắm. Hầu hết các phòng tắm trong gia đình người Nhật Bản đều có bồn tắm nước nóng. Nó có tác dụng là để ngâm mình thư giãn chứ không phải để gột rửa cơ thể. Bồn tắm này được gọi là “Ofuro”. Nó nhỏ và sâu hơn bồn tắm ở các nước phương Tây. Trước khi vào bồn, bạn nên tắm bằng vòi (được đặt gần đó) sao cho cơ thể thật sạch sẽ. Nếu bạn đi tắm công cộng hoặc “onsen”, thì “tắm qua trước” là điều phải làm trước khi ngâm mình vào bể tắm chung.

    Lưu ý: Ở nhiều nơi, những người có hình xăm trên cơ thể sẽ không được cho phép vào nhà tắm công cộng.

  • Giữ vệ sinh ở nơi công cộng. Người Nhật nổi tiếng là những người tỉ mỉ và rất sạch sẽ. Ngoáy mũi hay xì mũi ở nơi công cộng tại Nhật bị cho là rất bất lịch sự. Tìm một phòng tắm hoặc nơi nào đó khép kín nếu bạn bị sụt sịt. Mọi người vẫn thường đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là trong mùa đông vì họ muốn tránh lây bệnh cho người khác.

  • Không giống như ở Mĩ, nơi văn hóa tiền boa đã trở nên quen thuộc. Đối với văn hóa Nhật Bản, điều này là không được phép. Nếu bạn dùng bữa trong nhà hàng ở Nhật Bản và trả tiền boa cho bồi bàn – điều này bị coi là xúc phạm.

  • Không nói chuyện điện thoại ở những nơi đông người. Người Nhật thường chỉ nói chuyện ở những nơi riêng tư và sẽ trao đổi nội dung qua điện thoại ngắn nhất có thể nếu đang ở nơi công cộng. Vậy nên, nếu bạn trên tàu, hoặc ở những nơi công cộng mà buộc phải nghe điện thoại. Hãy cố chuyển đến nơi ít người hơn rồi mới bắt máy và nói chuyện nhanh nhất có thể.

  •  Không chỉ trỏ. Ở nhiều nơi, việc chỉ trỏ vào người/vật nào đó được coi là hành động khiếm nhã và ở Nhật Bản cũng vậy. Thay vì chỉ tay, người Nhật sẽ dùng một tay mình để vẫy nhẹ về phía thứ họ đang ám chỉ. Dùng đũa ăn để chỉ trỏ cũng là rất bất lịch sự. 

Lời kết

Trên đây là một vài những lưu ý đối với bạn đọc khi đến với Nhật Bản. Văn hóa Nhật Bản còn rất nhiều những điều thú vị để cho chúng ta khám phá. Đừng để những khác biệt về văn hóa làm cho chuyến hành trình đến với Nhật Bản của bạn trở nên kém trọn vẹn. 

Các bạn đừng quên theo dõi Asia Gate Travel để có thêm những kiến thức thật bổ ích về những miền đất mới nhé!

 

 

 

Có thể bạn quan tâm